Suy nghĩ từ công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS ở TP Hồ Chí Minh

Thứ ba - 29/07/2014 15:39
Suy nghĩ từ công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS ở TP Hồ Chí Minh
Suy nghĩ từ công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS ở TP Hồ Chí Minh
Tâm lý chung hiện nay của nhiều học sinh là sau khi tốt nghiệp THCS thì phải vào bằng được THPT, sau khi tốt nghiệp THPT thì phải vào bằng được đại học, bất chấp năng lực học tập và khả năng tài chính. Trong khi cánh cửa nghề nghiệp lại vắng bóng người học.
 
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TPHCM thì hiện nay địa phương này có 41 trường, cơ sở đào tạo TCCN. Trong những năm vừa qua tỷ lệ tuyển sinh hệ TCCN năm sau luôn cao hơn năm trước.
 
Ở TP Hồ Chí Minh có những Phòng giáo dục tổ chức phân luồng theo đối tượng. Những học sinh tốt nghiệp THCS có năng lực học tập từ trung bình khá trở lên, có điều kiện kinh tế thì được định hướng vào các trường phổ thông công lập, dân lập, tư thục. Với những học sinh điều kiện kinh tế khó khăn, năng lực học tập từ trung bình trở xuống thì được định hướng vào học lớp 10 hệ bổ túc, học hệ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; có những Quận thì thành lập ban chỉ đạo phân luồng học sinh từ cấp quận đến cấp phường, sau đó liên hệ ban tuyển sinh các trường xin chỉ tiêu đào tạo nghề cho những học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
 
Chính vì vậy, kỳ tích tăng tỷ lệ học sinh vào trường chuyên nghiệp của TP Hồ Chí Minh cũng khiến nhiều người bất ngờ. Với những thành công trong việc phân luồng học sinh như vậy, Sở GD-ĐT TP dự kiến tỷ lệ phân luồng đến những năm 2015 và 2020 như sau: Sau THCS có 70% học sinh tiếp tục vảo học các trường phổ thông và 30% vào giáo dục nghề nghiệp. Còn sau THPT, có 40% học sinh vào ĐH-CĐ, 60% học sinh vào giáo dục nghề nghiệp.
 
Địa bàn tỉnh Quảng Trị có 04 trường TCCN và 01 trường Cao đẳng sư phạm có đào tạo TCCN.
 
Các trường đã tích cực tuyên truyền, vận động, thông tin rộng rãi các chương trình đào tạo, các ngành nghề đào tạo nên các trường đã có những giải pháp phân luồng học sinh trong tuyển sinh đào tạo; đào tạo TCCN hệ 2 năm; hệ 2 năm 3 tháng (dành cho học sinh chưa TN THPT); hệ 3 năm (dành cho học sinh TN THCS); các nghề dài hạn và ngắn hạn như: y tế thôn bản, y tế trường học, Cải cách hành chính, Dược tá…nhờ sự tích cực của toàn xã hội và hệ thống giáo dục nên những năm qua cũng đã làm thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh, góp phần tạo cơ hội cho nhiều học sinh tốt nghiệp THCS và chưa tốt nghiệp THPT được đào tạo nghề.
 
Để thực hiện mục tiêu của Tỉnh là đến năm 2015 nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 40 đến 42%, Sở đã chỉ đạo triển khai công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội; các trường đã xác định mục tiêu đào tạo cụ thể, mở các ngành đào tạo phù hợp với sự phát triển của kinh tế đất nước hiện nay như các ngành: Hạch toán kế toán; Điện CN-DD; Công nghệ thông tin; Tài chính ngân hàng; Quản trị du lịch; Thư viên-Thiết bị; Dược sĩ…ngoài ra căn cứ theo nhu cầu của xã hội, của CB-CNV các trường đã tổ chức đào tạo nghiệp vụ nghề ngắn hạn cho lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.
Hằng năm có nhiều học sinh tốt nghiệp THCS không vào trung học phổ thông, đang học THPT thì bỏ giữa chừng, thi trượt tốt nghiệp lớp 12, thi trượt cao đẳng và đại học. Hậu quả là một số lượng lớn thanh niên đến tuổi lao động chưa được đào tạo nghề đã tạo ra sự lãng phí lớn cho xã hội đồng thời tác động đến tính hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo.
 
Trong những năm qua, giáo dục đã có một số chủ trương, chính sách và cơ chế thực hiện phân luồng học sinh, từ việc giáo dục hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng chính sách đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học cho đến việc phát triển mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.
 
 Tuy nhiên, tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS và THPT còn thấp, cơ chế thu hút học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học trung cấp dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp chưa đủ mạnh. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp tích cực, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh trên địa bàn Quảng Trị./.

Tác giả: Phòng GDCN

 Từ khóa: công tác, suy nghĩ, học sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Phụ huynh có hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất của trường THCS Phú Mỹ

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,519
  • Tháng hiện tại31,998
  • Tổng lượt truy cập3,512,532
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây