Quyển sách có tựa đề: GIÁO DỤC NÃO PHẢI TƯƠNG LAI CHO CON BẠN.

Thứ hai - 01/10/2018 15:11
Quyển sách có tựa đề: GIÁO DỤC NÃO PHẢI TƯƠNG LAI CHO CON BẠN.
Cuốn sách GIÁO DỤC NÃO PHẢI - TƯƠNG LAI CHO CON BẠN là cuốn thứ tư trong tủ sách giáo dục Shichida, giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ và áp dụng thành công những nguyên tắc hết sức giá trị của phương pháp giáo dục não phải cho sự phát triển vượt bậc của con mình.
“Người Việt Nam chúng ta thường tự hào rằng mình là một dân tộc thông minh. Thật khó để chứng minh theo lý thuyết thống kê và bằng các tiêu chí chặt chẽ, vững chắc rằng một dân tộc thông minh hơn những dân tộc khác. Nhưng dân tộc chúng ta không thiếu những cá nhân kiệt xuất, thiên tài để chống đỡ cho lý luận, cho niềm tự hào về một dân tộc thông minh.
Để xây dựng một dân tộc thông minh, cần rất nhiều hơn là những cá nhân riêng biệt. Ở đó cần có ý thức hệ, hệ thống nhận thức vì giáo dục và cho giáo dục, nơi mà giá trị của giáo dục là cốt lõi của giá trị con người. Và giá trị con người phải dựa trên cốt lõi từ nền giáo dục. Chúng ta cần một sự chuyển dịch bền vững về tư duy giá trị giáo dục, hơn là chỉ những thay đổi...
Tựa đề của cuốn sách này là GIÁO DỤC NÃO PHẢI - TƯƠNG LAI CHO CON BẠN và tôi nghĩ là không chỉ cho tương lai của con bạn, nó có thể là tương lai của xã hội hay có thể là tương lai của một dân tộc thông minh. Cuốn sách đề cập những vấn đề rất cơ bản, đã được chấp bút bởi Giáo sư Makoto Shichida; người dịch: Nguyễn Hương Mai; nhà xuất bản: Thế giới, First News; nhà phát hành: Trí Việt; kích thước 13 x 20.5cm; cân nặng: 200gr; ngày xuất bản 09/08/2016, ngày phát hành 15/09/2016, số trang 184. Nhưng cái cách ông chỉ dạy cho thay đổi nhận thức và thực hành về giáo dục bỗng nhiên trở nên thật cần thiết cho xã hội Việt Nam bây giờ.”
          Là một giáo viên THCS, từ lâu tôi đã nghe đến cụm từ: “Não trái – Não phải” (có thể bạn cũng đã từng nghe). Nhưng do quá bận rộn, tôi ít khi dành thời gian đọc sách. Tôi chỉ tình cờ biết đến cuốn GIÁO DỤC NÃO PHẢI – TƯƠNG LAI CHO CON BẠN của tác giả GS. Makoto Shichida qua một chị đồng nghiệp. Khi kể chuyện với chị rằng, tôi thu hút được hầu hết các học sinh vào bài giảng của mình, nhưng có mấy thành phần cá biệt tôi không có cách nào khiến chúng ngoan hơn và đương nhiên là không thể cải thiện kết quả học tập của chúng. Chị cho tôi xem một video clip dài hơn 10 phút nói về sự khác biệt giữa tư duy não trái và tư duy não phải. Chị khẳng định, không có học sinh nào dốt, không có học sinh nào kém, cũng không có học sinh hư, chỉ là người thầy giáo chưa tìm ra đúng phương pháp để tiếp cận và truyền đạt cho học trò hiểu được thôi. Nói đến đây, chị cũng đồng thời rút trong cặp ra cuốn sách Giáo dục não phải – tương lai cho con bạn. Chị bảo chị đọc để áp dụng cho học sinh và dạy con của chị, biết đâu lại hữu ích với tôi.
Tôi tranh thủ giờ chuyển tiết mỗi ngày đọc một chút và bị cuốn vào nó một cách tự nhiên. Cuốn  sách gồm 8 chương. Tôi bắt đầu chú ý đến đoạn định nghĩa về “giáo dục” ở chương 1: Giáo dục là “dạy dỗ kiến thức và kĩ năng”. Tuy nhiên, nghĩ gốc Latin của “giáo dục” là “ đánh thức những khả năng bẩm sinh”. Thông qua giáo dục, cha mẹ và thầy cô có trách nhiệm phát hiện những năng lực tiềm ẩn của trẻ và phát triển những năng lực này tới mức cao nhất có thể. Giáo dục não phải không chú trọng vào những thành tích học tập của trẻ. Một trong những kết quả kì diệu của giáo dục não phải là phát triển cho trẻ một tâm hồn an nhiên và hòa hợp. Khi đó, trẻ sẽ bắt đầu thể hiện sự tinh tế, tính nhạy cảm, lòng nhân từ, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú của mình. Đây là kết quả tất yếu của giáo dục não phải - môt nguyên lý giáo dục dựa trên nền tảng của tình yêu thương, sự hòa hợp và hợp tác. Trong khi đó, giáo dục não trái thuờng dựa trên sự đối đầu và cạnh tranh. “Nền tảng thiết yếu của quá trình dạy dỗ con là ba mẹ giúp con cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ dành cho mình. Tình yêu của ba mẹ làm cho con phát triển nhiều mặt. Thiếu đi tình yêu, những khả năng tiềm ẩn của con người không thể bộc lộ và phát triển”. Đọc đến đây, tự vấn lại bản thân mình trên cương vị một người giáo viên, những em học sinh cá biệt, tự kỷ đó đã nhận được tình yêu thương của tôi chưa? Tôi đã thực sự dành thời gian để nói chuyện với các em chưa? Hay là chỉ quát các em trật tự, nếu không sẽ bị điểm kém hoặc đứng góc lớp. Tôi cho rằng như thế là tôi đã nhân nhượng với các em rất nhiều, vì các thầy cô khác còn đánh các em thường xuyên vì các em liên tục phá phách.
Các bà mẹ thường giao tiếp với con qua chỉ thị, những lời từ chối hoặc mệnh lệnh về những việc con làm. Hãy chuyển những từ ngữ này sang những gợi ý, ghi nhận và góp ý yêu thương “Hãy đi làm về sớm để đóng những chiếc giá lên. Sau đó, tưới hoa trước sân!” Bạn có sai khiến con bạn như thế không? Thay vào đó, bạn nên hỏi “Con có thể giúp mẹ đóng chiếc giá lên. Thật là tuyệt nếu con còn có thể tưới hoa trước sân nữa!”. 
Trích đoạn chương 3 “ Hầu hết các trẻ bị điểm kém thường có trí nhớ ngôn ngữ não trái không tốt, vì vậy không thể nhớ được những gì đã học. Các em vốn có trí nhỡ não phải tốt, nhưng do thường chỉ sử dụng não trái, nên chưa phát huy được năng lực trí nhớ bẩm sinh tuyệt vời của não phải”.
Rõ ràng,thế giới của não trái là thế giới của sự cạnh tranh, đối đầu, ngờ vực, ghen tị và nói xấu sau lưng. Việc không xem trọng hạnh phúc của người khác, muốn giỏi hơn người hoặc nuôi dưỡng ý nghĩ thích đặt bản thân cao hơn mọi người là những cảm xúc đi ngược với nền tảng tinh thần của não phải – thế giới của hoà bình, yêu thương và sự hoà hợp. Tựa đề của cuốn sách này là “Giáo Dục Não Phải – Tương lai cho con bạn” và tôi nghĩ cuốn sách này sẽ giới thiệu những đứa trẻ tuyệt vời, với não phải được phát triển nhờ được nuôi dạy theo phương pháp Shichida. Tôi thực sự muốn được chia sẻ với quý độc giả câu chuyện cảm động về những em bé này. Ước nguyện chân thành của tôi là trong tương lai sẽ có nhiều bậc phụ huynh và các nhà giáo dục áp dụng phương pháp giáo dục chú trọng phát triển não phải.

 

Nguồn tin: Võ Thanh Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Phụ huynh có hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất của trường THCS Phú Mỹ

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay657
  • Tháng hiện tại39,385
  • Tổng lượt truy cập3,999,021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây