1. Mục đích:
- Giúp nâng cao chất lượng bộ môn
- Giúp giáo viên trong tổ trao đổi học hỏi kinh nghiệm, giải pháp trong dạy học.
- Tìm ra giải pháp tốt nhất, kịp thời hỗ trợ các em học sinh yếu trong đợt kiểm tra cuối học kì 1
2. Giải pháp
Với Tổ chuyên môn
- TCM có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của BGH nhà trường. Động viên
- GV tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng các giờ dạy hàng ngày. Góp ý thiết kế bài dạy và rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong các giờ hội giảng, thao giảng, kiểm tra sư phạm.
- TCM hướng dẫn GV xây dựng nội dung chương trình ôn tập cho HS trước kỳ thi cuối kì 1 bám sát chương trình, có nội dung phù hợp, phân hóa từng đối tượng học sinh.
Với giáo viên bộ môn sử địa:
Nâng cao chất lượng các giờ dạy bằng cách đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng lứa tuổi và từng đối tượng HS ở những lớp mình giảng dạy; thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ qua các khóa học, lớp học chuyên môn của ngành hoặc tự học qua các tài liệu, qua các giờ dạy của đồng nghiệp, qua các tiết dạy của bản thân được đồng nghiệp rút kinh nghiệm hoặc tự rút kinh nghiệm.
GVBM chuẩn bị kỹ nội dung bài trước khi lên lớp, xác định đúng mục đích yêu cầu, trọng tâm của bài để khắc sâu kiến thức cơ bản, các kĩ năng cần thiết cho HS.
Thường xuyên liên hệ với thực tế, ứng dụng CNTT vào các giờ dạy, kết hợp tốt các phương pháp dạy học để tăng tính hứng thú của học sinh, tạo sự phấn khởi và niềm yêu thích môn học.
Với các tiết luyện tập cần có phương pháp giải phù hợp, định hướng với từng loại bài tập, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra (tránh cách nghĩ chủ quan đơn giản chỉ chọn chữa bài khó bỏ qua bài dễ); hướng HS tìm ra các phương thức tổng quát, cách giải với từng kiểu đề bài giúp HS nắm vững lý thuyết, biết vận dụng vào thực hành và có hứng thú học tập.
GVBM cần nhớ từng đối tượng HS trong lớp mình giảng dạy, hiểu tâm lý, lực học từng em để có cách dạy, giao bài tập sao cho phù hợp. Trong bài giảng cần có cử chỉ, ánh mắt, giọng nói bộc lộ sự tự tin vào kiến thức, quan tâm đều đến tất cả các em tạo sức hút cho bài giảng và tạo được không khí học tập thân thiện, tích cực.
GVBM chủ động ôn tập cho HS trước kỳ thi học kì 1; cho HS tập dượt nhiều dạng bài bám sát với kiến thức cơ bản cũng như một phần nâng cao với đối tượng khá giỏi; cho HS nghiêm túc chấm điểm bài làm của mình hoặc chấm bài của bạn, dưới sự hướng dẫn của GV; cho HS đánh giá đúng thực chất lực học bản thân để tự rút ra kinh nghiệm và cố gắng trong những đợt kiểm tra, các kỳ thi.
GVBM nghiêm túc thực hiện việc ra đề, coi kiểm tra đến việc chấm, chữa bài cho HS; khi chấm chú ý chỉ ra những lỗi sai và hướng dẫn cho HS tự sửa từ các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết đến các bài thi định kỳ và kiểm tra học kỳ; không nên lấy điểm số làm áp lực với các em; tạo điều kiện thuận lợi để HS mạnh dạn thể hiện bản thân, sửa chữa nhược điểm; chấm và công bố điểm phải khách quan, công bằng tạo không khí thi đua trong học tập với HS.
GVBM luôn phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và phụ huynh học sinh (PHHS) để trao đổi thông tin và có những phương pháp giáo dục hiệu quả; luôn biết động viên, khích lệ với những tiến bộ dù nhỏ của các em. Với những HS cá biệt phải có cách hướng dẫn, uốn nắn các em kịp thời.
Riêng đối với giáo viên môn giáo dục công dân
Vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy theo hướng tích cực như: thảo luận nhóm, phương pháp tình huống, đóng vai hoặc phương pháp động não để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập
Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại như: các hình ảnh, âm thanh, các thước phim tư liệu…giúp học sinh tiếp cận với những công nghệ thiết bị mới, qua việc nghe, nhìn học sinh có thể tự nhận xét, so sánh, suy nghĩ và rút ra những kiến thức cần thiết, từ đó nâng cao quá trình nhận thức và hứng thú hơn đối với môn học.
Gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của học sinh, cần tăng cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời cũng cần khuyến khích học sinh liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương, đất nước…
Chúng tôi trên mạng xã hội